Ngoài những loại gỗ bản địa đã quen thuộc với người Việt Nam từ lâu thì thị trường gỗ nội thất còn rất sôi nổi với dòng gỗ nhập khẩu. Bên cạnh gỗ sồi, gỗ óc chó thì tần bì cũng là một cái tên được nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn. Với những đặc tính độc đáo của mình thì loại gỗ này đang ngày càng được ưa chuộng hơn bởi người tiêu dùng. Cùng Nội Thất Đồ Gỗ Việt tìm hiểu về loại gỗ này ngay sau đây.
Gỗ tần bì là gì?
- Đối với người Việt, các sản phẩm từ gỗ tự nhiên luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của các gia đình. Theo sự phát triển của kinh tế và sự thay đổi của xu hướng thẩm mỹ, các loại gỗ ngoại nhập dần có được chỗ đứng trong thị trường chế tác gỗ nội thất này.
- Gỗ tần bì là một trong những loại gỗ nhập khẩu bán chạy nhất trên thị trường nội thất gỗ của Việt Nam, đây là loại gỗ đã và đang mang đến những giá trị sử dụng tuyệt vời cho các khách hàng.
- Gỗ tần bì có tên khoa học Fraxinus và được biết đến nhiều với tên gọi Ash. Gỗ tần bì phát triển chủ yếu ở các vùng có khí hậu lạnh như châu Âu và châu Mỹ, ngoài ra còn có các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…
- Là loại gỗ tự nhiên nhập khẩu được ưa chuộng trong lĩnh vực chế tác đồ nội thất, gỗ tần bì có khá nhiều loại. Tùy theo cách phân loại mà sẽ có những tên gọi khác nhau như phân theo chất lượng, chủng loại hoặc xuất xứ của cây gỗ.
- Đặc điểm chung của gỗ tần bì là vân gỗ thẳng, mặt gỗ thô đều, thịt gỗ chắc, có màu nhạt đến trắng, tâm gỗ có màu đa dạng tùy theo loại. Gỗ tần bì được xếp vào nhóm IV, là nhóm gỗ có chất lượng tương đối cao, mang lại giá trị kinh tế tuyệt vời.
Ưu nhược điểm của gỗ tần bì
Ưu điểm của gỗ tần bì
- Gỗ tần bì là loại gỗ có khả năng chịu lực tổng thể lớn, tỉ lệ thuận với trọng lượng của gỗ, gỗ có trọng lượng càng lớn thì khả năng chịu lực càng cao. Đồng thời gỗ cũng khả năng chịu va chạm tốt nên sản phẩm có thể giữ được thiết kế trong các điều kiện sử dụng khắc nghiệt và rất được ưa chuộng trong việc sản xuất các đồ dùng nội thất cần chịu lực và cường độ va chạm lớn.
- Gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước, độ bám đinh ốc và keo dán tốt nên dễ dàng chế tác thành các sản phẩm có kiểu dáng độc đáo và yêu cầu kỹ thuật cao. Gỗ tương đối dễ khô, gỗ ít bị biến dạng khi sấy đảm bảo hiệu quả sử dụng cao.
- Sở hữu gam màu sáng nổi bật, gỗ tần bì dễ thiết kế thành các món đồ nội thất cho nhiều loại nhà, nhất là xu hướng nhà có diện tích hẹp (căn hộ, chung cư…) như hiện nay.
- Gỗ tần bì có giá cả gỗ nguyên khối khá phải chăng so với phần lớn các loại gỗ tự nhiên khác, do đó gỗ có thể phục vụ có các tầng lớp khách hàng với các điều kiện tài chính khác nhau.
Nhược điểm của gỗ tần bì
- Bên cạnh những ưu điểm của mình, gỗ tần bì cũng có các nhược điểm khá rõ rệt.
- Tâm gỗ tần bì chống mối mọt kém, do đó gỗ rất dễ bị tấn công bởi mối mọt và các yếu tố môi trường bên ngoài. Vì vậy, gỗ cần phải xử lý kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất, chế tác nội thất để tránh bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Dát gỗ cũng rất dễ thấm chất bảo quản làm mất đi màu sắc tự nhiên của gỗ.
Gỗ tần bì có tốt không?
- Từ các ưu điểm và nhược điểm kể trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy được gỗ tần bì vẫn là một trong những loại gỗ tự nhiên có chất lượng tốt và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
- Với màu sắc và vân gỗ đặc trưng của gỗ tần bì, bạn có thể sử dụng gỗ cho các món đồ nội thất mang nhiều phong cách khác nhau như cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại để đem lại hiệu quả thẩm mỹ theo mong muốn.
Phân biệt gỗ tần bì và gỗ sồi
- Gỗ tần bì và gỗ sồi là hai loại gỗ tự nhiên nhập khẩu vào Việt Nam phổ biến nhất với mục đích sản xuất các món đồ nội thất phục vụ nhu cầu sử dụng của thị trường. Trên thực tế, hai loại gỗ này tương đối giống nhau, đặc biệt là vân gỗ và thường bị nhầm lẫn bởi khách hàng. Tuy nhiên, mỗi loại gỗ lại có tính chất và ứng dụng khác nhau nên bạn cần có sự so sánh giữa gỗ tần bì và gỗ sồi, từ đó đưa ra lựa chọn chính xác để tối ưu được công dụng của từng loại gỗ.
Các đặc điểm giống nhau
- Gỗ sồi và gỗ tần bì đều là gỗ nhập khẩu, sở hữu màu sắc trung tính, với tông màu tươi sáng dễ dàng phối hợp với các món đồ nội thất khác trong trang trí nhà cửa.
- Cả hai đều có độ chịu lực, bám đinh ốc tốt và có khả năng uốn cong bằng hơi nước, dễ thiết kế và điêu khắc tạo nên các sản phẩm đẹp mắt mang giá trị thẩm mỹ cao.
Các điểm khác nhau
Để so sánh gỗ tần bì và gỗ sồi, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau: màu sắc, thớ gỗ, chất gỗ và khả năng chống mối mọt…
Gỗ tần bì |
Gỗ sồi |
|
Màu sắc, vân gỗ |
Gỗ tần bì có màu nhạt đến trắng, tâm có màu sắc đa dạng từ nâu xám, nâu nhạt hoặc vàng sọc nâu. Màu sắc sáng hơn gỗ sồi. |
Gỗ sồi có màu vàng nhạt hoặc đậm hơn tùy loại gỗ với vân sậm màu hình hạt mưa. |
Tom gỗ |
Tom gỗ to và đều |
Tom gỗ mịn, tạo thành các sọc dọc |
Tính chất vật lý |
Khả năng chống mối mọt kém, chất gỗ mềm hơn gỗ sồi, dễ hư hỏng hơn cần được xử lý kỹ lưỡng hơn. Khả năng bám đinh ốc cũng không tốt bằng gỗ sồi |
Gỗ chống thấm nước, mục nát và mối mọt tốt hơn gỗ tần bì. Chất gỗ mềm mại dễ uốn cong, khả năng bám đinh ốc, keo dán rất tốt |
Giá gỗ tần bì trên thị trường hiện nay
- Gỗ tần bì trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ Nga và Mỹ, với chất lượng và màu sắc khá giống nhau. Chúng được áp dụng vào việc sản xuất nhiều sản phẩm nội thất như giường ngủ, tủ quần áo, sàn gỗ, tủ bếp, cửa gỗ, … đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Các sản phẩm từ gỗ tần bì mang đến vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi cho ngôi nhà của bạn, tạo ra một không gian rộng thoáng cho cuộc sống thoải mái hơn.
- Cũng như các loại gỗ khác, gỗ tần bì cùng có sự dao động nhất định về giá cả của gỗ mộc. Tùy theo chất lượng, xuất xứ, … mỗi loại gỗ tần bì lại có một mức giá khác nhau. Bên cạnh đó đơn vị cung cấp cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả của gỗ.
- Tuy nhiên, mức giá chung cho gỗ tần bì nhập khẩu hiện nay rơi vào khoảng 10 triệu/m3. Đây là mức giá cả được đánh giá khá phải chăng, phù hợp với đa số khách hàng. Với giá cả, chất lượng và vẻ đẹp của gỗ tần bì thì bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn các sản phẩm nội thất từ loại gỗ này để tô điểm và làm đẹp thêm cho ngôi nhà của mình.
Nguồn: copy